Khi nổ súng tấn công Đà Nẵng, liên quân Pháp và Tây Ban Nha cho rằng đây là một mục tiêu dễ dàng, vì thế họ thực hiện chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh”. Tuy nhiên, thực tế ngược lại hoàn toàn với những suy đoán của đội quân xâm lược. Trước tinh thần chiến đấu ngoan cường của nhân dân Quảng Nam – Đà Nẵng và quân đội triều đình nhà Nguyễn, cùng với sự lãnh đạo tài tình của các vị tướng Đào Trí, Lê Đình Lý và đặc biệt là danh tướng Nguyễn Tri Phương, liên quân Pháp và Tây Ban Nha đã bị sa lầy trong cuộc chiến này suốt 18 tháng 22 ngày và phải rút quân trong thất bại. Sự kiện này được xem là thắng lợi lớn và duy nhất của quân và dân ta ở mặt trận Đà Nẵng trong hơn một phần tư thế kỷ chống xâm lược từ 1858 đến 1884.
Nhân kỷ niệm 165 năm Đà Nẵng kháng Pháp (1858 – 2023), nhằm ôn lại quá khứ hào hùng của nhân dân ta; tuyên truyền, giáo dục về truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức chuỗi các hoạt động với nội dung cụ thể như sau:
Nhằm đổi mới cách tiếp cận lịch sử và di sản văn hóa dân tộc cho giới trẻ bằng hình thức mới, vui tươi và hấp dẫn, Bảo tàng Đà Nẵng phối hợp với Thành đoàn Đà Nẵng tổ chức cuộc thi tìm hiểu về kiến thức lịch sử giai đoạn buổi đầu Đà Nẵng kháng Pháp 1858 – 1860 với chủ đề “Chân trần, chí thép” thông qua hình thức team building, cụ thể như sau:
– Nội dung:
Tọa đàm khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản liên quan đến cuộc chiến tranh Mậu Ngọ 1858 – 1860” nhằm nhìn nhận, đánh giá một cách rõ ràng, cụ thể về tình hình, thực trạng, vai trò và tầm quan trọng của các di sản liên quan đến cuộc chiến tranh Mậu Ngọ (1858 – 1860) tại thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay, để trên cơ sở đó đề ra phương hướng, giải pháp khoa học bảo tồn và phát huy hiệu quả giá trị di sản trong thời gian đến.
Tọa đàm tập trung chủ yếu vào 04 nội dung chính: Từ vị trí chiến lược của Đà Nẵng, nhận thức về phòng thủ của triều Nguyễn và nguy cơ từ phương Tây; các nghiên cứu mới về hệ thống phòng thủ ven biển thời Nguyễn ở Đà Nẵng – Những bài học về phòng thủ thành phố trong giai đoạn hiện nay; giáo dục truyền thống chống ngoại xâm trong học đường qua di sản liên quan đến cuộc chiến tranh Mậu Ngọ; đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản liên quan chiến tranh Mậu Ngọ gắn với phát triển du lịch trong môi trường đô thị hiện đại và bền vững của thành phố Đà Nẵng.
Triển lãm ảnh “Đà Nẵng buổi đầu kháng Pháp – Tây Ban Nha (1858 – 1860) – Di sản còn lại với thời gian” sẽ giới thiệu đến công chúng khoảng 100 ảnh tư liệu nhằm ôn lại quá khứ hào hùng của nhân dân ta cũng như tôn vinh giá trị của các di sản liên quan đến sự kiện Đà Nẵng mở đầu cuộc kháng chiến chống liên quân Pháp – Tây Ban Nha (1858 – 1860).
Thời gian: Từ ngày 31/8/2023 đến ngày 06/9/2023.
Thời gian tổ chức: Ngày 22 tháng 9 năm 2023 (Thứ Sáu).
Địa điểm: Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng.
Trong tháng 9/2023, Bảo tàng Đà Nẵng phối hợp với các trường học trên địa bàn thành phố thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục chuyên đề “Đà Nẵng mở đầu mặt trận chống liên quân Pháp – Tây Ban Nha (1858 – 1860)” như: Giờ học ngoại khóa, Ngược dòng ký ức, tham quan chuyên đề và xem phim tư liệu “Sóng cửa Hàn”.
Theo http://baotangdanang.vn/
Từ ngày 14-12-2024 đến 2-1-2025, Đà Nẵng sẽ tổ chức Lễ hội Giáng sinh – Chào năm mới Đà Nẵng 2025 (Danang X’mas – New Year Festival 2025) tại 3 địa điểm chính: Sàn cảnh quan phía Bắc, bờ đông cầu Rồng và Công viên bờ Đông cầu Rồng (khu đất đường Trần Hưng Đạo – Lý Nam Đế); Sàn cảnh quan phía Bắc, bờ Tây cầu Rồng (Đối diện VTV8); Sàn cảnh quan phía Nam, bờ Tây cầu Rồng (Đối diện Bảo tàng Điêu khắc Chăm).
Xem ThêmSáng 02-11 tại Hà Nội, Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam phối hợp với UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức lễ ký kết biên bản hợp tác giữa hai bên và giới thiệu Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng (DANAFF) lần thứ III, năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thị Anh Thi dự buổi lễ.
Xem Thêm
Trên chặng đường dài hình thành và phát triển, thành phố Đà Nẵng – mảnh đất nơi “đầu sóng ngọn gió” của xứ Đàng Trong, trải qua bao thăng trầm, biến động của lịch sử đã vươn mình phát triển thành một trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của Miền Trung – Tây Nguyên. Diện mạo thành phố thay đổi từng ngày. Thế nhưng, giữa lòng thành phố “hiện đại” vẫn hiện hữu những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn thời gian như sợi dây kết nối từ quá khứ đến hiện tại, ẩn chứa bao câu chuyện văn hoá – lịch sử của thành phố và góp phần làm nên “phần hồn đô thị” cho Đà Nẵng.
Xem Thêm