UBND quận Thanh Khê tổ chức Lễ hội Cầu ngư năm 2024:
Bao gồm phần Lễ và phần Hội:
Tổ chức theo nghi thức truyền thống mang bản sắc văn hóa địa phương.
Lễ nghinh thần
Lễ tế truyền thống
Hát bả trạo trong Lễ hội Cầu ngư
Phần thi “Gánh cá” diễn ra giữa các phường trên địa bàn quận Thanh Khê
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao mang tính cộng đồng, dân gian phù hợp với cư dân vùng biển như: Hô hội bài chòi, hát tuồng, thi dân vũ, Flashmod, vẽ tranh, đan lưới, ẩm thực, chưng mâm ngũ quả, trò chơi gánh cá..
Các gian hàng trưng bày giới thiệu các sản phẩm Ocop, trưng bày mô hình nghề biển, sản phẩm đặc trưng vùng biển, trưng bày mô hình, hình ảnh về “Hoàng Sa, Trường Sa”, các gian hàng ẩm thực, các trò chơi vận động trên bờ
biển (gánh cá, cà kheo, đẩy gậy, ngoáy thúng ngoài biển, kéo co, Kabbaddi); Các môn thi đấu thể thao gồm: bóng đá bãi biển, kabaddi, đẩy gậy, kéo co, thi ngoáy thúng, cà kheo, thi ngoáy thúng trên sông Phú Lộc. Hoạt động thuyền buồm, thuyền sup…..
Theo UBND Quận Thanh Khê
Từ ngày 14-12-2024 đến 2-1-2025, Đà Nẵng sẽ tổ chức Lễ hội Giáng sinh – Chào năm mới Đà Nẵng 2025 (Danang X’mas – New Year Festival 2025) tại 3 địa điểm chính: Sàn cảnh quan phía Bắc, bờ đông cầu Rồng và Công viên bờ Đông cầu Rồng (khu đất đường Trần Hưng Đạo – Lý Nam Đế); Sàn cảnh quan phía Bắc, bờ Tây cầu Rồng (Đối diện VTV8); Sàn cảnh quan phía Nam, bờ Tây cầu Rồng (Đối diện Bảo tàng Điêu khắc Chăm).
Xem ThêmSáng 02-11 tại Hà Nội, Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam phối hợp với UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức lễ ký kết biên bản hợp tác giữa hai bên và giới thiệu Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng (DANAFF) lần thứ III, năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thị Anh Thi dự buổi lễ.
Xem Thêm
Trên chặng đường dài hình thành và phát triển, thành phố Đà Nẵng – mảnh đất nơi “đầu sóng ngọn gió” của xứ Đàng Trong, trải qua bao thăng trầm, biến động của lịch sử đã vươn mình phát triển thành một trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của Miền Trung – Tây Nguyên. Diện mạo thành phố thay đổi từng ngày. Thế nhưng, giữa lòng thành phố “hiện đại” vẫn hiện hữu những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn thời gian như sợi dây kết nối từ quá khứ đến hiện tại, ẩn chứa bao câu chuyện văn hoá – lịch sử của thành phố và góp phần làm nên “phần hồn đô thị” cho Đà Nẵng.
Xem Thêm